TÌM HIỂU VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA LY RƯỢU SOJU
Rượu Soju là một trong những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa của người Hàn Quốc. Nếu chú ý một chút bạn sẽ thấy những chai rượu Soju xuất hiện gần như tất cả trong những bộ phim của Hàn Quốc. Đó là một cách tinh tế mà người Hàn muốn quảng bá nét đặc trưng văn hóa qua ly rượu Soju.
>>>Tìm hiểu thêm: Văn hóa giao tiếp - ứng xử của người Hàn Quốc
Cần học hỏi những gì từ người Hàn Quốc?
Rượu Soju là thức uống truyền thống nổi tiếng và phổ biến nhất của Hàn Quốc. Người Hàn Quốc thưởng thức loại rượu Soju này trong tất cả các bữa tiệc, liên hoan, chiêu đãi, gặp mặt hay những dịp lễ tết. Rượu Soju là thứ không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của họ. Tuy nhiên khi uống rượu Soju cũng có những quy tắc riêng, rất đặc biệt. Cùng Kokono tìm hiểu về văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc nhé.
1. Nguồn gốc của rượu Soju
Rượu Soju là một loại thức uống có cồn; nguồn gốc từ Hàn Quốc. Thành phần chính là gạo và hầu như luôn luôn kết hợp với những thành phần khác, như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột. Soju có màu trong và có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là loại phổ biến nhất. Trái với sự hiểu sai của một số người, trong rượu soju không có chứa chất thuốc ướp xác. Vị của nó có thể so sánh với vodka, dù vị của nó thường hơi ngọt do có bổ sung thêm đường trong quá trình sản xuất. Soju đôi khi bị nhầm lẫn với rượu gạo. Từ “rượu gạo” thông thường được dùng để chỉ rượu cheongju, một loại rượu của Hàn Quốc mà tương đương với sake.
Từ năm 1965 đến 1991, để giảm bớt tình trạng thiếu hụt gạo, chính phủ Hàn Quốc đã cấm việc áp dụng những phương pháp chưng cất rượu soju truyền thống từ lúa gạo tinh. Soju từ đấy được sản xuất chính thông qua việc pha loãng ethanol nguyên chất với nước và hương liệu. Phần lớn rượu soju rẻ tiền được sản xuất theo phương pháp này. Soju được sản xuất thông qua việc pha loãng từ ethanol được gọi là soju pha loãng, trong khi soju được sản xuất bằng phương pháp chưng cất từ lúa gạo thì được gọi là soju chưng cất. Chính phủ Hàn Quốc đã quy định nồng độ rượu soju pha loãng phải thấp hơn 35%.
Do tính sẵn có của nguyên liệu và giá thấp so với các loại thức uống có cồn khác, rượu soju đã trở thành một trong số những loại thức uống có cồn phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Tuy vậy, những thức uống khác như bia, whiskey và rượu vang hiện đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây.
2. Phong tục uống rượu Soju của Hàn Quốc
- Người Hàn Quốc uống rượu soju cùng nhau, chứ không uống một mình.
- Khi uống rượu Soju người Hàn Quốc không tự rót vào ly của họ. Họ đợi người khác rót đầy ly cạn của mình. Những người khác thì mong được rót rượu và họ hăng hái làm như vậy ngay khi họ nhìn thấy một ly cạn. Điều này được những người đàn ông Hàn Quốc giải thích rằng: nếu một người tự mình rót rượu thì sẽ lấy phải một người vợ không xinh đẹp.
- Nếu một ly rượu không uống cạn hoàn toàn, nó sẽ không được rót đầy.
- Nếu được người bề trên rót rượu, người có cấp bậc thấp hơn phải cầm ly bằng hai tay. Tương tự, khi rót rượu cho người bề trên, người có địa vị thấp hơn phải cầm chai bằng hai tay.

- Nếu một người lớn tuổi hơn trao một ly cạn (luôn luôn là ly của họ) đến cho bạn, có nghĩa là người đó sắp rót đầy ly và muốn bạn uống. Bạn không phải uống cạn ly, nhưng ít nhất bạn phải làm như bạn đang uống (“nhấp môi” cũng được chấp nhận). Và nếu bạn uống cạn ly, bạn phải trả ly lại cho người đó. Bạn không cần phải trả lại ngay nhưng giữ ly trong một thời gian dài thì bị xem như khiếm nhã.
- Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên luôn luôn xoay lưng lại và sau đó mới uống.
- Với những người bạn cùng thứ bậc xã hội như nhau thì việc cầm 2 tay châm hay nhận rượu là điều không cần thiết, nhưng cũng có thể xảy ra theo cách tự nhiên hay lịch sự với nhau, hay trong trường hợp lễ lộc.
3. Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc
Nhắc đến rượu Soju người ta thường nghĩ ngay đến Hàn Quốc, cũng như khi nhắc đến Sake của người Nhật Bản vậy. Cho nên rượu Soju được ví như quốc hồn quốc túy của người Hàn, văn hóa uống rượu Soju của họ cũng là một nét độc đáo.

Người Hàn cho rằng thông qua việc uống rượu cùng nhau, mọi người sẽ trở nên thân thiện và gần gũi hơn. Uống rượu cũng là cách nhanh và hiệu quả khi giao tiếp với đối tác. Chính vì vậy văn hóa uống rượu rất được người dân Hàn coi trọng.
Uống rượu là văn hóa đặc trưng của người Hàn Quốc và nhất là rượu Soju thức uống truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Hàn. Nếu có điều kiện được học tập và làm việc tại xứ sở Kim Chi bạn có thể cảm nhận rõ nhất văn hóa uống rượu của người Hàn. Còn gì tuyệt vời hơn 1 ly rượu Soju quây quần bên bạn bè trong những ngày đông về!
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!!!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA