NHỮNG LINH VẬT KỲ BÍ TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC
Hàn Quốc là một đất nước phát triển mang trong mình những nét đặc sắc độc đáo về văn hóa. Một nét văn hóa vô cùng độc đáo, mà người dân Hàn Quốc vẫn bảo lưu trong tiềm thức của mỗi con người Hàn Quốc đó là hình ảnh 8 linh vật kỳ bí. Cùng Kokono khám phá 8 linh vật kỳ bí trong văn hóa người Hàn ở bài viết dưới đây nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Du học Hàn Quốc
Sức hấp dẫn và ảnh hưởng tích cực của làn sóng Hallyu tại Việt Nam
Linh vật hay còn gọi là vật lấy phước hay những con vật linh thiêng là một thuật ngữ dùng để chỉ cho bất cứ biểu tượng chính thức nào, cho bất kỳ cá nhân nào, động vật và các đối tượng, chủ đề nào mà mang lại sự may mắn, thông thường linh vật thường là động vật được nhân hóa với những đường nét phá cách ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ở góc độ văn hóa thì linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo
1. Dokkaebi - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Dokkaebi là con vật thần thoại, xuất hiện nhiều trong những câu chuyện dân gian truyền miệng của Hàn Quốc. Mặc dù có khuôn mặt đáng sợ và dữ dằn nhưng Dokkaebi được coi là một sinh vật tinh nghịch, hay đùa tếu và vô hại.
.jpg)
Dokkaebi có thể có bất cứ thứ gì chúng muốn còn nhờ đũa thần Bangmang. Chúng hay trêu đùa người xấu và mang tài lộc cũng như sức khỏe đến cho người tốt. Như những đứa trẻ còn mải chơi, Dokkaebi còn rất thích tham gia trò đấu vật Ssireum. Nếu muốn thắng chúng trong trò chơi này, bạn phải là một đối thủ thông minh, luôn nhắm đánh vào chân và quật ngã chúng về phía bên phải.
Các ấy sẽ nhận thấy biểu tượng Dokkaebi xuất hiện trên lá cờ Quỷ Đỏ của đội cổ vũ bóng đá Hàn Quốc. Chúng được xem là linh vật mang lại may mắn cho các tuyển thủ quốc gia.
2. Haechi - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Trở thành biểu tượng văn hóa của Seoul từ năm 2009, Haechi hay Haitai, mang lại may mắn và hi vọng cho người dân Seoul,Haechi có hình dáng của kỳ lân với chiếc sừng giữa đầu.
Trong thần thoại Hàn Quốc, Haechi là vị thần công lý và bảo hộ chống lại lửa. Với khả năng nuốt lửa, hóa giải những điềm xấu. Haechi thường được đặt tại lối ra vào ở cung điện hoàng gia và các tòa nhà bề thế để bảo vệ an toàn cho chủ nhà. Nếu từng tới Cung điện Hoàng gia Gyeongbok, hẳn bạn cũng đã thấy hai chú kỳ lân Haechi này.
.jpg)
Linh vật huyền thoại Haechi còn xuất hiện trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á. Người Trung Quốc gọi chúng là Xiezhi và phổ biến trong loại hình kiến trúc cổ Joseon (Triều Tiên) và Trung Hoa. Một trong Tứ đại Linh vật phương Đông này không chỉ chống lại thiên tai hỏa hoạn mà còn kị được sự đổ vỡ và những rạn nứt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
3. Gumiho - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Là hình tượng mang lại nhiều cảm hứng nghệ thuật, Gumiho xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim đình đám xứ Hàn như Bạn gái tôi là Hồ Ly (2010), Gia tộc Hồ Ly (2006), Yobi – Cáo 5 đuôi (2007)… Truyền thuyết kể lại rằng, Gumiho (hay còn gọi là Lục vĩ ma hồ, Cáo ma 6 đuôi) là con cáo đã thành tinh sau khi tu luyện được 1000 năm.

Lúc này, chúng có khả năng biến hóa cao siêu, và thường biến thành các cô gái vô cùng xinh đẹp, có sức hấp dẫn kì lạ để quyến rũ đàn ông rồi tìm cách hút máu hoặc ăn gan, nuốt tim họ. Ở một số câu chuyền dân gian khác, Gumiho vẫn giữ được những đặc tính của loài cáo như vẫn thích ăn thịt gà. Một số khác lại miêu tả chúng là loài lai giữa người và cáo và có thể biến thành đàn ông để quyễn rũ và hãm hại phụ nữ.
4. Chollima - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian Hàn Quốc cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Tương truyền, vì con người thất bại trong việc thuần hóa loài ngựa siêu phàm này, chúng đã tự bay lên trời, cho đến khi sứ giả đích thân lên mời, Pegasus mới chịu quay về Trái Đất và chịu thuần hóa.

Ngày nay, với ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh và sự phát triển, Chollima trở thành biểu tượng của một huyện ở Hàn Quốc, là tên của đội bóng đá quốc gia, của hãng phim…
5. Gwishin - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Người dân xứ Kim Chi xưa tin rằng những hồn ma luôn lẩn khuất trên thế gian bất kể ngày hay đêm tại các khu nghĩa địa, rừng, các tòa nhà bị bỏ hoang, nhà riêng… Trong đó, nổi tiếng nhất là Gwishin – những linh hồn người chết nhưng không thể siêu thoát. Gwishin khi chết đi mà chưa hoàn thành xong tâm nguyện lúc còn sống thì linh hồn của họ không thể đi sang thế giới bên kia. Người ta nhìn thấy Gwishin dưới hình dạng vô cùng quái dị và đáng sợ, cụt cả hai chân, thoắt ẩn thoắt hiện và luôn ẩn náu trong nước.

Khi đột nhiên một người cảm thấy ớn lạnh, dựng tóc gáy, không gian bốn bề cô quạnh, u ám thì đó là lúc một oan hồn Gwishin đang ở rất gần. Họ sẽ thấy được cái gì đó đang chạm vào mình giống như có một cơn gió nhẹ nhưng vô cùng lạnh lẽo. Gwishin thường là những người phụ nữ có mái tóc đen dài, phủ kín mặt và luôn mặc bộ áo tang trắng Sobok truyền thống. Những hồn ma Gwishin phổ biến trong quan niệm của người Hàn là hồn ma trinh nữ Cheonyeo, hồn ma người chết đuối Mongdal và hồn ma của người đàn ông chưa vợ chết trẻ Dalgyal.
6. Rồng - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Trong đời sống tâm linh của người dân châu Á, rồng là loài vật huyền thoại có sức mạnh phi thường cùng với ba linh vật thiêng liêng: Lân, Quy, Phụng. Nếu trong văn hóa phương Tây, rồng có khả năng “hét” ra lửa và sống trong hang động núi lửa, trong quan niệm của người Hàn Quốc loài rồng liên quan đến nước và nông nghiệp.
Loài rồng này sống trong nước và có khả năng “hô mưa gọi gió”, giúp đỡ mùa màng cho người nông dân. Vì mang trong mình sứ mệnh cao cả của đất trời, vũ trụ, là quý nhân phù trợ đứng đầu trong Tứ linh, hình tượng rồng luôn nổi bật trong điêu khắc và nghệ thuật.

Đặc biệt, hình ảnh rồng ngậm hòn ngọc Yeouiju hay giơ cao móng vuốt ôm lấy Yeouiju, uốn mình dũng mãnh trên không trung vẫn gây nhiều cảm xúc cho nghệ nhân và người xem. Rồng chính là những con rắn khổng lồ biến thành, khi ngậm được ngọc cầu Yeouiju từ trên trời rơi xuống, rắn sẽ hóa thành Rồng mà “ôm mây cuộn sóng”.
7. Bonghwang - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Nằm trong Tứ đại Linh vật, Bonghwang là tên loài chim Phượng Hoàng huyền thoại trong văn hóa dân gian của người Đông Á. Chúng được xem là vua của các loài chim, ngự trị tất cả các loài chim khác. Bonghwang mang hình dáng của nhiều loài động vật ghép thành, với đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, chân hươu, đuôi cá và có bộ lông vũ ngũ màu tượng trưng cho Ngũ hành tuyệt đẹp.
Phượng hoàng Bonghwang tượng trưng cho 6 thiên thể của vũ trụ, trong đó đầu là Trời, mắt là Mặt Trời, lưng là Mặt Trăng, cánh là gió, chân là đất, đuôi là các hành tinh khác. Với ý nghĩa to lớn đó, người Trung Quốc rất xem trọng loài Bonghwang linh thiêng này. Chúng thậm chí còn thay thế hình ảnh gà trống trong 12 Chi trong cung hoàng đạo Trung Quốc.

Tại Hàn Quốc, Bonghwang không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết mà còn là biểu tượng cao quý của dòng dõi hoàng gia, đồng thời là biểu tượng đầy quyền lực của các đời tổng thống. Trong ngôi Nhà Xanh Cheong Wa Dae, nơi ở và làm việc của các đời Tổng thống Hàn Quốc, cũng đặt một bức tượng Phượng Hoàng quyền quý.
8. Samjoko - Những linh vật kỳ bí trong văn hóa Hàn Quốc
Loài chim huyền vũ Samjoko từng là biểu tượng lịch sử một thời ở triều đại vua chúa Hàn Quốc. Dưới triều đại Goguryeo (Năm 37 trước Công nguyên – 668 Công nguyên), hình ảnh quạ ba chân là biểu tượng của sức mạnh, quyền năng, chúng còn được xem trọng hơn loài Rồng và Phượng Hoàng.

Quạ ba chân còn được gọi là quạ vàng ba chân, là loài chim thần kéo chở Mặt Trời trong truyền thuyết của người Trung Quốc. Trong thần thoại Đông Á, quạ ba chân được coi là biểu tượng của Mặt Trời, người thời xưa nhìn thấy vết đen của Mặt Trời, cho rằng đó là do có loài quạ đen bay đến. Vì loài chim này có quan hệ với Mặt Trời và có màu vàng nên họ gọi loài tiên thú này là quạ vàng. Hình ảnh quạ vàng cũng xuất hiện trong bộ phim cổ trang nổi tiếng Hàn Quốc Truyền thuyết Jumong (Dưới thời triều đại Goguryeo).
Còn rất nhiều thú vị đằng sau những linh vật của người dân xứ Hàn. Nếu có dịp du học Hàn Quốc, sống và học tập làm việc tại Hàn Quốc, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thêm về nét văn hóa này để hành trình khám phá của bạn trở nên có ý nghĩa hơn nhé!
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!!!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA