NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG CẦN LÀM NGAY KHI MỚI SANG NHẬT
Bắt đầu cuộc sống du học tại Nhật ắt hẳn có nhiều bỡ ngỡ đối với các du học sinh. Sau khi đến Nhật, bạn sẽ có rất nhiều việc cần chuẩn bị để việc học và cuộc sống tại Nhật được thuận lợi hơn. Sau đây, là những thủ tục được xem là quan trọng nhất sau khi đến Nhật du học. Cùng Kokono tìm hiểu nhé! Hotline: 0989.212.668 sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
>>> Đọc thêm: Tuyệt chiêu tiết kiệm chi phí khi đi du học Nhật Bản
Làm thế nào để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Nhật?

1. LÀM THẺ CƯ TRÚ - Thủ tục quan trọng đầu tiên khi du học sinh đến Nhật
Thẻ cư trú hay Residence Card là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của người nước ngoài ở Nhật. Thẻ này là bắt buộc đối với những ai cư trú từ 3 tháng trở lên và có vai trò như chứng minh thư của bạn ở Nhật vậy. Trong thẻ sẽ có tất cả những thông tin quan trọng của bạn như họ tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, tư cách cư trú, thời hạn cư trú, địa chỉ (Nếu chuyển nhà bạn sẽ phải mang thẻ đến cơ quan hành chính để điều chỉnh thông tin)…

Khi thực hiện thủ tục tại các sân bay quốc tế như Narita, Haneda (Tokyo), Chubu (Nagoya), Kansai (Osaka), bạn sẽ được cấp thẻ này tại sân bay. Còn nếu nhập cảnh ở những sân bay khác thì thẻ cư trú sẽ được gửi đến bạn qua đường bưu điện, nhân viên hải quan chỉ đóng dấu thị thực nhập cảnh lên hộ chiếu cho bạn thôi.
Những thủ tục cần làm để được cấp thẻ cư trú:
1. Điền vào “Ðơn xin đăng ký người nước ngoài”.
2. Nộp đơn cùng với hai ảnh (Cỡ 4,5cm x 3,5cm, mới chụp trong vòng 6 tháng).
3. Xuất trình hộ chiếu (Có giấy nhập cảnh tại sân bay).
4. Đăng ký chữ ký mẫu (Hay lấy dấu vân tay).
2. MUA SIM VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI - Việc quan trọng thứ 2 đối với du học sinh tại Nhật
Đây có thể được xem là một trong những việc quan trọng cần làm ngay để giúp bạn có thể liên lạc với thầy cô, bạn bè ở Nhật cũng như gọi về gia đình. Nếu ở Việt Nam, việc sở hữu một chiếc điện thoại và sim là điều hết sức dễ dàng, thì quy trình này ở Nhật lại phức tạp hơn đôi chút. Với những bạn du học sinh, cần sử dụng điện thoại lâu dài thì sẽ có 2 lựa chọn:
Mua điện thoại mới và đăng ký sim tại Nhật
Tại Nhật (Và một số nước khác trên thế giới), các nhà mạng sẽ phân phối điện thoại cùng các gói dịch vụ viễn thông cho khách hàng của mình. Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (Gần đây có thêm iPhone).
3 nhà mạng lớn nhất tại Nhật là Docomo, Softbank và Au, trong đó Docomo chiếm lượng người dùng cao nhất bởi giá cước tương đối rẻ.
Thời hạn hợp đồng tại các nhà mạng thường ít nhất là 2 năm, do đó các bạn có thời gian du học lâu có thể sử dụng hình thức đăng ký này.
Sử dụng điện thoại mang từ Việt Nam sang, chỉ đăng ký sim
Nếu bạn muốn sử dụng điện thoại mang từ Việt Nam sang thì có thể mua các sim giá rẻ (Thường có đầu số 080 hoặc 090). Các sim này thường yêu cầu thời gian sử dụng ít nhất là 12 tháng. Một số loại sim giá rẻ bạn có thể tham khảo là Rakuten mobile, DMM mobile hay IIJmio.
Để đăng ký được sim, bạn cần chuẩn bị:
1. Hộ chiếu
2. Thẻ cư trú
3. Thẻ ngân hàng (Nếu không có thẻ ngân hàng, bạn có thể trả tiền cước hàng tháng tại các cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng của nhà mạng).
3. ĐĂNG KÝ THẺ MY NUMBER - Vô cùng cần thiết, quan trọng không kém với du học sinh Nhật Bản
Thẻ My Number là phương tiện mà chính phủ Nhật Bản dùng để quản lý công dân của mình, cũng như những người nước ngoài cư trú tại Nhật. Thẻ này có 12 chữ số, lưu giữ mọi thông tin về thuế, bảo hiểm, thu nhập, phúc lợi xã hội nhằm để có thể thống nhất thông tin của công dân, giảm sự rườm rà trong thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và đảm bảo công bằng xã hội.
Ngoài ra, với những du học sinh, thẻ My Numer còn giúp chính phủ Nhật Bản kiểm soát được thời gian cư trú, đi làm thêm, đảm bảo không có tình trạng làm việc quá số giờ quy định hay những vi phạm khác.
Để đăng ký thẻ My Number (Thẻ Mã số cá nhân), đầu tiên bạn sẽ nhận được một Thẻ thông báo mã số cá nhân do cơ quan địa phương cấp. Sau đó, bạn có thể đăng ký Thẻ Mã số cá nhân bằng cách điền hồ sơ và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan hành chính địa phương hoặc đăng ký trực tuyến.

Cách đăng ký thông tin để nhận thẻ My Number tại Nhật Bản.
4. LÀM THẺ NGÂN HÀNG - Điều kiện bắt buộc với du học sinh tại Nhật muốn đi làm. Bạn đã thấy sự quan trọng và cần thiết của thẻ ngân hàng!
Có cho mình một tài khoản ngân hàng cũng như thẻ ngân hàng là điều rất cần thiết. Bạn có thể thanh toán tiền thuê nhà, học phí, mua sắm, đóng tiền điện, nước, internet… nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều nếu dùng thẻ. Đặc biệt, với những bạn đi làm thêm thì làm thẻ ngân hàng là điều bắt buộc vì các bạn sẽ được nhận lương qua thẻ.
Một trong những ngân hàng được khuyến khích mở tài khoản/làm thẻ là Ngân hàng Bưu điện (Yucho Ginko). Đây là ngân hàng rất phổ biến, có rất nhiều chi nhánh nên bạn sẽ cực kỳ thuận lợi trong giao dịch. ATM của Yucho có ở mỗi bưu điện, nhiều cửa hàng tiện lợi.
Thông thường để được cấp thẻ ngân hàng, người nước ngoài phải có thời gian lưu trú tại nhật ít nhất là 6 tháng. Nhưng với những bạn du học sinh thì chỉ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ là sẽ có thể mở tài khoản tại Yucho.
Mở tài khoản tại Yucho cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đến chi nhánh bưu điện gần nhất để mở và thủ tục chỉ mất khoảng từ 20 đến 30 phút. Cần lưu ý là có một vài chi nhánh bưu điện nhỏ không có dịch vụ ngân hàng Yucho, vì vậy các bạn cần đến những chi nhánh có đặt biển hiệu Yucho Ginko màu xanh lá cây ở ngoài cửa.

Mẫu đơn mở tài khoản Ngân hàng sau khi đã điền.
Khi đi nhớ mang các giấy tờ cần thiết:
1. Con dấu (Nếu không có thì có thể đăng ký bằng chữ ký)
2. Giấy tờ tùy thân, có thể là Zairyu Card/Thẻ căn cước, bằng lái xe (Của Nhật) hay Passport.
5. THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ QUỐC DÂN - Rất cần thiết
Theo luật, người nước ngoài có thời gian lưu trú tại Nhật trên 3 tháng đều phải tham gia bảo hiểm. Khi đóng bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ phải chi trả 30% phí khám chữa bệnh. Vì viện phí tại Nhật rất đắt, nếu không có bảo hiểm bạn có thể sẽ gặp khó khăn tài chính nếu chẳng may bị bệnh.
Việc đăng ký bảo hiểm này cũng rất đơn giản, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan quản lý hành chính địa phương để được hướng dẫn. Tiền thanh toán hàng tháng thì có thể được thực hiện tại các cửa hàng tiện lợi.
Qua những chia sẻ của Kokono về Những việc quan trọng cần làm khi mới sang Nhật chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức cũng như hành trang để tự tin thẳng tiến đến Xứ sở hoa anh đào rồi phải không nào. Chào mừng bạn đến với Nhật. Hãy sống, học tập với nỗ lực cao nhất!!!
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA