LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM
SAU KHI TỐT NGHIỆP TẠI NHẬT
Bạn đang là du học sinh tại Nhật và bạn sắp sửa tốt nghiệp? Bạn muốn được ở làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp? Ở bài viết “Làm thế nào để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Nhật" chúng tôi xin gợi ý cho các bạn một vài thông tin hữu ích để giúp cho vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của du học sinh Nhật trở nên dễ dàng hơn. Cùng Kokono tham khảo bài viết "Làm thế nào để tìm được việc làm sau tốt nghiệp tại Nhật" nhé! Liên hệ hotline: 0989.212.668 để được tư vấn bạn nhé!

Trên tình hình thực tế hiện nay, số lượng các bạn du học sinh Việt Nam ở Nhật có xu hướng ngày càng tăng lên. Rất nhiều trong số họ mong muốn tìm thêm cho mình những cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, với hi vọng sinh sống và làm việc lâu dài tại đất nước Mặt trời mọc. Nhưng làm thế nào để tìm được cho mình một công việc ổn định với mức thù lao mơ ước lại là những trăn trở với hầu hết các bạn sinh viên đang lên kế hoạch hoặc đang thực hiện lộ trình du học Nhật Bản. Bài viết "Làm thế nào để tìm được việc làm sau tốt nghiệp tại Nhật" là lời giải đáp cho những thắc mắc mà có thể bạn đang lăn tăn về cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế tại Nhật…
1. Tìm việc làm tại Nhật - Thời gian nào là phù hợp?
Nếu bạn đã biết và hiểu về ngôn ngữ cũng như văn hóa ở đây, Nhật Bản sẽ là nơi tuyệt vời để tìm kiếm một công việc. Thông thường vào khoảng giữa năm 3, sinh viên đang theo học tại các trường đại học sẽ được tham gia các buổi hướng nghiệp do nhà trường tổ chức. Nội dung của khóa hướng nghiệp này bao quát nhiều vấn đề của quá trình tìm việc làm tại Nhật như cách viết đơn xin việc, kĩ năng phỏng vấn, giới thiệu về các bài kiểm tra năng lực đầu vào SPI ….
Tháng 3 là thời điểm sinh viên học tập ở Nhật tốt nghiệp, tuy nhiên quá trình tìm kiếm việc làm lại bắt đầu trước đó khá lâu
Dưới đây là những mốc thời gian tiêu biểu trong quá trình tìm việc làm tại Nhật dành cho những sinh viên tốt nghiệp tháng 3 và có thể đi làm vào tháng 4.
Lịch trình tìm kiếm công việc toàn thời gian
(Đối với công việc bắt đầu vào tháng 4 hàng năm)
|
- Tham khảo thông tin trên các trang web tuyển dụng.
-Nhờ sự trợ giúp của nhà trường hướng dẫn tìm hiểu thông tin việc làm tại Nhật.
- Tham dự các hội trợ tuyển dụng hoặc các buổi hội thảo do nhà tuyển dụng tổ chức
|
Từ tháng 12, 2 năm trước năm tốt nghiệp
|
- Tìm kiếm các tài liệu quảng cáo về công ty tuyển dụng bạn quan tâm. Có thể liên hệ qua điện thoại, qua mail để được nhà tuyển dụng hỗ trợ.
- Thực hiện gửi thông tin cá nhân và tham gia vào kỳ tuyển dụng của công ty.
|
Từ tháng 1, trước năm tốt nghiệp
|
- Chờ đợi kết quả tuyển dụng từ công ty. (Trong lúc này bạn có thể thử sức thêm một vài công ty khác mà bạn quan tâm) cho đến khi nhận được việc làm
|
Từ tháng 4, trước năm tốt nghiệp
|
- Sau khi đỗ tuyển dụng, bạn cần thay đổi tư cách lưu trú tại Nhật Bản
|
Từ tháng 1 của năm tốt nghiệp
|
- Bắt đầu làm việc tại công ty Nhật Bản
|
Tháng 4 sau khi tốt nghiệp
|
2. Tìm việc làm tại Nhật - Tìm kiếm, tham khảo thông tin từ đâu?
Dưới đây là một số tuyệt chiêu hay giúp bạn thu thập thông tin và liên hệ với công ty tuyển dụng:

Sử dụng tạp chí việc làm:
Có rất nhiều tạp chí dành cho sinh viên nước ngoài tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Chẳng hạn như: Thông tin việc làm cho sinh viên nước ngoài được xuất bản bởi Tổ chức dịch vụ Sinh viên Nhật Bản. Bạn cũng có thể xem các tạp chí việc làm dành cho sinh viên Nhật Bản.
Nhờ sự trợ giúp từ văn phòng giới thiệu việc làm tại trường bạn đang theo học:
Nơi đây sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong việc giải quyết vấn đề tìm việc. Văn phòng giới thiệu việc làm của Nhà trường là nơi lưu giữ rất nhiều những báo cáo về hoạt động việc làm của sinh viên trong những năm qua, kèm theo danh sách các công ty tuyển dụng có liên kết với nhà trường hoặc các công ty có sinh viên của trường đang làm việc. Thông thường, các trường Nhật Bản còn có các buổi hướng dẫn kỹ năng xin việc cũng như định hướng cho bạn các công ty, loại hình việc làm phù hợp với khả năng và chuyên môn được đào tạo.
Tham khảo ý kiến từ các giáo sư, các thầy cô giáo trong nhà trường hoặc những cựu sinh viên của trường:
Nhiều công ty có xu hướng cung cấp thông tin tuyển dụng trực tiếp tới các phòng thí nghiệm, nghiên cứu của từng trường học. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin. Do đó, tìm kiếm thông tin giá trị ở các giáo sư, giảng viên hay các thế hệ đi trước là một cách làm rất hữu dụng cho bạn.
Tìm việc làm thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài tại Nhật:
Trung tâm dịch vụ việc làm cho người nước ngoài tại Nhật Bản thường cung cấp các dịch vụ như tư vấn thông tin và tuyển dụng nhân sự cho các công ty. Đây là một trong những kênh thông tin chi tiết và phong phú mà bạn có thể lựa chọn. Bạn có thể tham khảo tại:
- Trung tâm dịch vụ việc làm cho người nước ngoài tại Tokyo:
- Trung tâm dịch vụ việc làm cho người nước ngoài tại Osaka:
Sử dụng công cụ Internet để tìm việc làm tại Nhật:
Ngày nay, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và hệ thống internet kết nối toàn cầu,các công ty Nhật Bản cũng thường xuyên cập nhật thông tin cơ hội việc làm trên các trang web và chấp nhận cung cấp thông tin về công ty qua E-mail. Bạn có thể sử dụng cách thức này nếu muốn tìm hiểu thông tin về nhiều công ty khác nhau và tiết kiệm công sức đi lại, thời gian và tiền bạc cho bạn.
Một khi bạn đã thu thập thông tin về các công ty trong lĩnh vực mà bạn quan tâm, bạn nên thử đến thăm công ty và gặp gỡ với những nhân viên Nhân sự. Chúng tôi khuyên bạn thay vì ban đầu chỉ tiếp cận một công ty duy nhất, bạn nên lựa chọn một số công ty và sau đó thu hẹp phạm vi xuống. Điều này sẽ có ích hơn cho quá trình tìm việc của bạn.
3. Muốn làm việc lâu dài tại Nhật sau tốt nghiệp cần hoàn tất những thủ tục gì?
Theo quy định, Người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản thường theo 01 trong 27 loại cư trú khác nhau và các hoạt động được phép thực hiện của họ được xác định bởi loại hình cư trú này. Vì thế, nếu một sinh viên nước ngoài có kế hoạch làm việc toàn thời gian ở Nhật Bản, bạn cần phải thay đổi tư cách lưu trú của bản thân mình.
Thủ tục áp dụng: Bạn vui lòng đến văn phòng nhập cư khu vực hoặc huyện nơi gần nhất, hoặc văn phòng chi nhánh để thay đổi tình trạng lưu trú của bạn từ sinh viên sang visa lao động. Bạn nên liên lạc trước với văn phòng xuất nhập cảnh để xác nhận giờ làm việc của họ.
Các tài liệu mà bạn cần trình lên văn phòng bao gồm:
Các tài liệu cá nhân của bạn:
- Hộ chiếu của bạn (Hoặc tài liệu Du lịch Ngoại kiều trong trường hợp của những người không có hộ chiếu).
- Thẻ đăng ký của người nước ngoài.
- Đơn xin thay đổi giấy phép tư cách lưu trú. (Có sẵn tại văn phòng xuất nhập cảnh khu vực)
- Sơ yếu lý lịch (Không có định dạng cố định nhưng bạn lưu ý nên ghi rõ lịch sử giáo dục và công việc hiện tại của bạn).
Các tài liệu liên quan đến công ty mà bạn được nhận vào làm việc:
- Một bản sao của hợp đồng lao động của bạn: Nếu không có hợp đồng chính thức, bạn chỉ cần xin văn bản cuộc phỏng vấn hoặc thông báo tuyển dụng của công ty. Tuy nhiên, trong nội dung văn bản cần phải ghi rõ loại công việc và vị trí bạn sẽ đảm nhận (thật chi tiết), thời gian làm việc mà thù lao bạn được hưởng.
- Bản đăng ký hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.
- Tài liệu quảng cáo của công ty (Mô tả rõ ràng các nội dung kinh doanh và hình thức sử dụng lao động).
Các tài liệu liên quan đến bằng cấp học vấn.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp cao đẳng/ đại học của bạn (Hoặc giấy chứng nhận triển vọng tốt nghiệp).
Lưu ý: Bạn cần mang bản gốc đến để làm việc. Cần ghi nhớ, sau khi gửi các tài liệu cần thiết, Văn phòng xuất nhập cảnh sẽ tiến hành kiểm tra, xác thực và thông báo cho bạn kết quả qua thư. Cục xuất nhập cảnh sẽ đồng ý cho phép bạn ở lại làm việc và lịch sử cư trú tại Nhật Bản phù hợp với trình độ chuyên môn cần thiết của loại hình cư trú mà bạn đang muốn đổi sang.
Hy vọng, với chia sẻ của Kokono về những kinh nghiệm tìm việc làm thêm sau khi tốt nghiệp tại Nhật Bản, các bạn sẽ vững tin hơn cho hành trình du học Nhật Bản của mình. Chào mừng bạn đến với Nhật. Hãy sống, học tập với nỗ lực cao nhất!!!
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA