HOTLINE : 0989.212.668
Tiếng Việt

Khái yếu về lịch sử Nhật Bản(chương1)

Cập nhật: 11/11/2016
CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY
 
1. Ụ vỏ sò ( Kaizuka)
 
Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. ( Một thuyết mới đây cho rằng tổ tiên người Nhật Bản là dân du mục từ lục địa di cư sang rồi chiếm lãnh địa của người Ainu, dân tộc bản địa trên quần đảo này).
 
Thời đó họ sống tập trung nhiều hộ lại với nhau trên những vùng đất cao ráo và sống nhờ vào việc săn bắn, bắt cá và hái lượm. Nhà của họ được dựng trên một cái lỗ đào nông trên mặt đất, trên đó chống trụ và dùng cỏ làm mái lợp. (Tate ana Jukyo: lỗ được đào trên mặt đất sâu khoảng 50cm làm nền và thường có dạng tròn với đường kính khoảng 3~10m. Trong đó họ đào lỗ trồng trụ, dựng bếp và xung quanh có rãnh thoát nước.) 
 
Người nguyên thủy sau khi ăn xong thường vứt vỏ sò ờ những khu vực gần nơi sinh sống và dần dần vỏ sò tích tụ lại thành ụ (Kaizuka) . Hiện nay ở nhiều địa phương trên nước Nhật vẫn còn sót lại những ụ vỏ sò này. Người ta tìm thấy trong những ụ này có lẫn dụng cụ bằng đá và đồ đất sét nung trang trí bằng hoa văn dây thừng (Joumon doki) và qua đó biết được sinh hoạt của người đương thời. (Thực ra Kaizuka, ụ vỏ sò phân bố khắp nơi trên hành tinh nhưng tập trung nhiều ở Nhật trong thời Joumon)
 
Con người vào thời kỳ này tin rằng tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong ụ vỏ sò đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.
 
 
 
2. Bắt đầu trồng lúa
 
Đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên thì người ta bắt đầu trồng lúa và sử dụng khí cụ bằng đồng và sắt. Những kỹ thuật này được truyền từ lục địa Trung Hoa sang. Chúng ta có thể biết được nông nghiệp được tiến hành ra sao thông qua những tranh vẽ trên Doutaku ( một loại khí vật làm bằng đồng xanh thời Yayoi, cao khoảng 20 ~30 cm được trang trí với nhiều hình vẽ nguyên thủy. Doutaku được chế tạo tại miền Tây Nhật Bản và là một khí cụ dùng trong tế lễ. Ban đầu người ta có thể treo nó và rung để phát ra tiếng kêu nhưng dần dần Doutaku chỉ còn mang tính trang trí và chức năng phát ra âm thanh cũng không còn). Doutaku được tìm thấy trong những di tích thời kỳ này và người ta cho rằng nó được sử dụng trong tế lễ.
 
Con người thời kỳ này sống ở những vùng đất thấp để trồng lúa và dựng lên làng mạc. Người ta biết được cách thức sinh hoạt đương thời thông qua di tích Toro (ở Shizuoka) mà trong đó còn lại nhiều thứ như dấu tích của ruộng nước và nhà ở, kiểu nhà kho Takayuka chuột không vào được ( một kiểu nhà sàn) và nông cụ làm bằng gỗ.
 

Đồ đất sét thời kỳ này cũng đẹp và chắc chắn hơn trước và người ta dùng tên phố Yayoi ở quận Bunkyo (Tokyo), nơi đầu tiên tìm thấy những khí vật này để đặt tên cho chúng là đồ đất sét Yayoi (Yayoi doki). Thời đại này bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 TCN và kéo dài khoảng 600 năm được gọi là thời đại Yayoi.
 
3.Himiko
 
Khoảng từ thế kỷ 1~3 thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua” và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng khoảng thế kỷ thứ 1 có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản, đương thời người Hán dùng chữ “Oa” nghĩa là người lùn để chỉ người Nhật song người Nhật vốn không chịu nên tự xem mình bằng chữ “Hòa” đồng âm với “Oa” trong tiếng Nhật) đến và được Hoàng Đế hậu Hán (25~220) ban cho kim ấn.
 
Khoảng 200 năm trước (thời Edo) ở tỉnh Fukuoka có người nông phu ngẫu nhiên đào được kim ấn trong lòng đất. Kim ấn có khắc dòng chữ “Kannowano Nanokokuou” . Người ta cho rằng địa phương được khắc trên ấn chỉ là một tiểu quốc thuộc vùng phụ cận Hakata (Fukuoka) ngày nay. 
 
Tình hình sau này có ghi rõ trong mục “Wajinden” (truyện người Nhật) trong cổ sử “Ngụy Chí” của Trung Quốc. Theo sách này thì nước Nhật đương thời có khoảng 30 tiểu quốc nhưng trong đó có nước Yamatai của nữ vương Himiko là hùng mạnh hơn cả và khoảng đầu thế kỷ thứ 3, Himiko có gửi sứ giả sang Ngụy (220~265). Cho đến nay vẫn chưa có thuyết nào chắc chắn về sự tồn tại của nước Yamatai cũng như vị trí của nó.
 
Dinh thự của hào tộc.
Các tin tức khác:
KHÁM PHÁ TOP 5 KHU CHỢ TRỜI NỔI TIẾNG TẠI NHẬT BẢN
Chợ Trời ở Nhật Bản ((フリーマーケット) hay còn được gọi là chợ đồ cũ . Chợ Trời l...
GẤP GIẤY ORIGAMI – NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY ORIGAMI NHẬT BẢN
Gấp giấy Origami (折り紙, おりがみ) là nghệ thuật gấp giấy của Nhật Bản (Hay nghệ ...
7 ĐIỀU KHIẾN BẠN SHOCK TOÀN TẬP KHI ĐẶT CHÂN TỚI NHẬT BẢN
Nếu bạn muốn đặt chân tới đất nước Nhật Bản xinh đẹp hay đơn thuần muốn tìm...
VÌ SAO GIÁO DỤC NHẬT BẢN LẠI PHÁT TRIỂN?
Hệ thống giáo dục tại Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống gi...
SAMURAI - TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Trong văn hóa Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo – Samurai nổi bật như một biểu ...
IKIGAI – MỤC ĐÍCH SỐNG TRONG CON MẮT NGƯỜI NHẬT
Mục đích sống Ikigai là bí quyết giúp người Nhật có một cuộc đời ý nghĩa và...
KHÁM PHÁ LỄ ĐÓN MỪNG NĂM MỚI TẠI NHẬT BẢN
Năm mới ở Nhật Bản là một dịp lễ quan trọng. Vào dịp này, mọi người sẽ cùng...
10 ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA GIÁO DỤC NHẬT BẢN KHIẾN CẢ THẾ GIỚI PHẢI HỌC HỎI
Nhật Bản được bạn bè trên thế giới biết đến với môi trường giáo dục tuyệt v...
“BÀI HỌC” ĐẶC BIỆT TỪ BẬC MẦM NON CỦA TRẺ EM NHẬT BẢN
Không phải ngẫu nhiên người Nhật lại trở thành biểu tượng điển hình của nhữ...
VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT BẠN ĐÃ BIẾT?
Nhắc đến “Đôi đũa” và “Văn hóa” hẳn là các bạn ngạc nhiên lắm phải không? G...
Hotline hỗ trợ khách hàng 0989.212.668
Đăng ký nhận bản tin khuyến mại
CÔNG TY CP TƯ VẤN DU HỌC KOKONO
Trụ sở chính: Số 04 ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Trụ sở Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline Du Học: 0989.212.668
Hotline Học Tiếng: 0989.129.886 - 0913.828.222

Email: duhockokono@gmail.com
0989.212.668