HOTLINE : 0989.212.668
Tiếng Việt

Khái yếu về lịch sử Nhật Bản(chương 2)

Cập nhật: 11/11/2016
CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI YAMATO

4. Cổ mộ (Kofun)
 
Khoảng thế kỷ thứ 4 thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm 3 nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly) , gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ 5 thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
 
Từ thế kỷ thứ 5~ thế kỷ thứ 6 thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou). Ngày nay trên toàn Nhật Bản còn sót lại lăng mộ của những người có thế lực đương thời (Kofun) nhưng thành phố Sakai (thuộc Ohsaka) là nơi có lăng mộ lớn nhất của Thiên Hoàng Jintoku từ thế kỷ thứ 5. (Theo truyền thuyết thì Thiên Hoàng Jintoku là một vị minh quân hết lòng chăm lo cho đời sống của dân chúng là không quản gì đến cung điện đã mục nát của mình)
 
 
Kofun thời kỳ này phần nhiều có dạng tứ giác ở mặt trước và tròn ở mặt sau (ngoài ra còn có dạng toàn tròn , toàn vuông hay trên tròn dưới vuông) và xung quanh nó có những đồ vật chôn kèm như hình nhân, nhà cửa thuyền bè, động vật làm bằng đất sét (gọi là Haniwa). Dựa vào những vật phụ táng đào được từ Kofun, người ta có thế biết được sinh hoạt đương thời như thế nào.
 
Khoảng từ thế kỷ 5~6 thì có nhiều người từ bán đảo Triều Tiên và lục địa Trung Hoa sang cư trú, những người này được gọi là Toraijin hay Kikajin (một kiểu ý nghĩa như người ngoại lai). Chính phủ giữ những người này và cho làm việc ở những công sự như cầu đường, xây dựng và nuôi tằm, dệt vải. Có người được giữ lại ở cơ quan hành chính (Yakusho) ghi chép công văn, văn thư ngoại giao hay tính toán bằng chữ Hán nên những tri thức và kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Nhật làm thay đổi đáng kể đời sống của người dân xứ này. Đây cũng là thời kỳ Nho Giáo cùng sách vở, Phật Giáo cùng kinh điển và tượng Phật được truyền sang Nhật từ Trung Hoa qua ngã Triều Tiên. Đây chính là nền tảng cho những học thuật, tư tưởng, tôn giáo và nghệ thuật được hình thành sau này.
 
5.Chùa Houryu-ji
 
Khoảng giữa thế kỷ thứ 6 thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh : họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả họ nền chính trị Triều Đình.
 
Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi-574~622, một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức ) thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou- Nhiếp chính). Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (Kan’I Juunikai- 12 cấp quan), chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều (Juusichi jou no kempou) . Tuy nhiên Hiến Pháp thời kỳ này không phải là những quy định của quốc gia như ngày nay mà nhằm để giáo huấn tầng lớp quan lại phụng sự Thiên Hoàng với những yếu tố như tôn trọng Phật Pháp, xem trọng chữ “Hòa”. (Thật khó định nghĩa thế nào về chữ “Hòa” trong tư tưởng của người Nhật. Nó không chỉ là tinh thần quốc gia mà còn là tinh thần thanh, nhàn, nhã, u, tịch xuất hiện trong các khái niệm sau này). Thái Tử cũng cho gửi sứ giả (Kenzuisi) và du học sinh sang Trung Hoa (thời Tùy- 581~618) để học hỏi nền văn hóa tiến bộ của lục địa.
 
Tượng Thích Ca Tam Tôn trong chùa Houryu-ji.
 
Thái Tử Shoutoku vốn là người mộ Phật Pháp nên đã cho xây dựng chùa Houryu-ji ở Ikaruga thuộc xứ Yamato để truyền bá đạo Phật. Ngôi chùa này đã từng bị cháy một lần nhưng sau đó được xây dựng lại ngay và là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất Thế giới hiện nay. Trong chùa Houryu-ji có tượng Thích Ca Tam Tôn và nhiều công nghệ phẩm, tác phẩm mỹ thuật tuyệt thế khác. Không chỉ với Houryuuji, ở Nara còn có chùa Chuhguhji và ở Kyouto có chùa Kouryuhji với tượng Di Lặc Bồ Tát tuyệt đẹp còn sót lại. Văn hóa thời đại này nở rộ ở Asuka và Ikaruga thuộc Yamato nên người ta gọi là văn hóa Asuka. Văn hóa Asuka không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa đại lục mà còn có cả văn hóa Hy Lạp và miền Tây Á xa xôi.
 
6. Cải cách Taika
 
Sau khi Thái Tử Shoutoku mất thì thế lực của họ Soga càng lớn mạnh. Hoàng Thái Tử Nakano Oheno Ouji (sau này trở thành Thiên Hoàng Tenji- 626~671) và một người trong số hào tộc là Nakatomi no Kamatari (sau này là Fujiwara no Kamatari- 614~669) đánh đổ họ Soga xây dựng nền chính trị mới vào năm 645, năm đầu niên hiệu Taika và đây được gọi là cải cách Taika. Taika là niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Cải cách Taika lấy chế độ nhà Đường (618~907) ở Trung Hoa làm hình mẫu để xây dựng thể chế chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Công cuộc cải cách này được hoàn thành khoảng 50 năm sau, khi bộ luật Taihou Ritsuryou ra đời. (Luật Lệnh năm Taihou)
 
Thái tử Shoutoku.
 
Theo như thay đổi chính trị trong cải cách Taika thì đất đai, nhân lực mà các hào tộc sở hữu từ trước đến nay đều thuộc về Thiên Hoàng (Công địa, công dân) và bọn hào tộc trở thành quan lại (yakunin) ở kinh đô và địa phương. Chính phủ Trung Ương đặt ra 2 quan 8 tỉnh ( 2 quan là Thần Kỳ Quan-Jingikan coi việc tế lễ và Thái Chính Quan- Dashoukan lo việc chính trị. 8 tỉnh bao gồm Đại Tạng tỉnh-Ohkura shou, Binh Bộ Tỉnh- hyoubu shou,…trong coi các mặt khác nhau của quốc gia), ở địa phương thì quan lại nhậm chức từ triều đình trở thành Quốc Ti (Kokushi-một chức quan ở địa phương trong chế độ Luật Lệnh như đương thời. Chức Quốc Ti gồm tứ đẳng quan là Kami, Suke, Jou, Sakan và dưới đó có Shijou. Nơi hành chánh của họ gọi là Quốc Vệ và nơi có Quốc Vệ gọi là Quốc Phủ. Những quan chức này ảnh hưởng nhiều đến họ tên người Nhật sau này, nhất là vào thời Sengoku, Edo với những tên nam thuộc dòng dõi Samurai như …Kami,…Suke,…Emon) và cùng các hào tộc ở địa phương lo mặt chính trị. Dân chúng thì mỗi người được đăng ký hộ tịch và được phân phát một phần ruộng đất nhất định (Kubunden- khẩu phần điền. Theo như chế độ này thì mỗi công dân từ 6 tuổi trở lên đều được phát ruộng đất, nữ được 2/3 diện tích của nam). Vì vậy người dân phải nộp thuế (gao, vãi,… mãi đến sau này thuế mới được quy ra tiền) cho Triều Đình và nếu người nào chết thì ruộng đất được trả lại cho nhà nước (Handen shuuju hou). Ngoài ra nam giới có nghĩa vụ phải lao động ở các công trình xây dựng, cầu đường ở địa phương và kinh đô (lao dịch) và nghĩa vụ canh phòng kinh đô và Kyuushuu (quân dịch). 
Các tin tức khác:
KHÁM PHÁ TOP 5 KHU CHỢ TRỜI NỔI TIẾNG TẠI NHẬT BẢN
Chợ Trời ở Nhật Bản ((フリーマーケット) hay còn được gọi là chợ đồ cũ . Chợ Trời l...
GẤP GIẤY ORIGAMI – NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY ORIGAMI NHẬT BẢN
Gấp giấy Origami (折り紙, おりがみ) là nghệ thuật gấp giấy của Nhật Bản (Hay nghệ ...
7 ĐIỀU KHIẾN BẠN SHOCK TOÀN TẬP KHI ĐẶT CHÂN TỚI NHẬT BẢN
Nếu bạn muốn đặt chân tới đất nước Nhật Bản xinh đẹp hay đơn thuần muốn tìm...
VÌ SAO GIÁO DỤC NHẬT BẢN LẠI PHÁT TRIỂN?
Hệ thống giáo dục tại Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống gi...
SAMURAI - TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Trong văn hóa Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo – Samurai nổi bật như một biểu ...
IKIGAI – MỤC ĐÍCH SỐNG TRONG CON MẮT NGƯỜI NHẬT
Mục đích sống Ikigai là bí quyết giúp người Nhật có một cuộc đời ý nghĩa và...
KHÁM PHÁ LỄ ĐÓN MỪNG NĂM MỚI TẠI NHẬT BẢN
Năm mới ở Nhật Bản là một dịp lễ quan trọng. Vào dịp này, mọi người sẽ cùng...
10 ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA GIÁO DỤC NHẬT BẢN KHIẾN CẢ THẾ GIỚI PHẢI HỌC HỎI
Nhật Bản được bạn bè trên thế giới biết đến với môi trường giáo dục tuyệt v...
“BÀI HỌC” ĐẶC BIỆT TỪ BẬC MẦM NON CỦA TRẺ EM NHẬT BẢN
Không phải ngẫu nhiên người Nhật lại trở thành biểu tượng điển hình của nhữ...
VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT BẠN ĐÃ BIẾT?
Nhắc đến “Đôi đũa” và “Văn hóa” hẳn là các bạn ngạc nhiên lắm phải không? G...
Hotline hỗ trợ khách hàng 0989.212.668
Đăng ký nhận bản tin khuyến mại
CÔNG TY CP TƯ VẤN DU HỌC KOKONO
Trụ sở chính: Số 04 ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Trụ sở Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline Du Học: 0989.212.668
Hotline Học Tiếng: 0989.129.886 - 0913.828.222

Email: duhockokono@gmail.com
0989.212.668