CHIA SẺ KINH NGHIỆM DU HỌC TRUNG QUỐC
.gif)
Hiện nay, xu hướng du học Trung Quốc đang được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn. Không chỉ vì yêu thích đam mê tiếng Trung mà bởi hệ thống giáo dục phát triển bậc nhất của Trung Hoa. Với hơn 10 năm làm trong lĩnh vực du học, Kokono sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu khi du học Trung Quốc. Cuộc sống mới, môi trường mới chắc hẳn bạn cần phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng để không bị hẫng hụt khi sang nước bạn đúng không nào? Yên tâm đi, với những chia sẻ về kinh nghiệm du học Trung Quốc bạn sẽ không thấy lãng phí thời gian khi đọc bài viết này đâu =)))
>>> Tìm hiểu thêm: Du học Trung Quốc
Điểm mặt 3 thành phố top đầu cho du học sinh Trung Quốc
Những địa điểm đi du lịch khi học tại Trung Quốc
1. Cách liên lạc với gia đình ngay sau khi sang Trung Quốc
Chắc hẳn nếu là lần đầu đi ra nước ngoài học tập và sinh sống, bố mẹ bạn ở nhà sẽ không khỏi thấp thỏm lo lắng? Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bạn sẽ nghĩ ngay tới facebook, zalo để liên lạc với gia đình. Nhưng tạm thời hãy quên facebook, zalo đi! Vì Trung Quốc không cho phép dùng facebook, zalo, muốn sử dụng phải cài phần mềm hỗ trợ và khi mới sang thì bạn sẽ không biết cài như thế nào ngay được đâu.
Tuy nhiên, một ứng dụng khác tương tự như facebook, zalo được đông đảo người Trung Quốc sử dụng là Wechat – Kinh nghiệm du học Trung Quốc đầu tiên mà Kokono muốn chia sẻ cho các tân du học sinh Trung Quốc. Hãy cài wechat cho bạn và người thân ngay từ khi ở Việt Nam. Và khi sang đến nơi, bạn có thể sử dụng ngay để liên lạc về gia đình. Thật tiện phải không nào?

Một chú ý nữa là bạn cần cài phần mềm vượt tường lửa VPN trước khi sang Trung Quốc nhé. Chỉ có như vậy điện thoại của bạn mới sử dụng được tất cả các tính năng sau khi sang Trung Quốc.
2. Sử dụng internet tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc sẽ không phải là google, youtube nữa. Bạn nên làm quen dần với các trang mạng phổ biến của Trung Quốc như Youku (sử dụng như youtube) hoặc Baidu (là trang tra cứu tìm kiếm thông tin như Google).

Những trang này sẽ hỗ trợ nhiều trong học tập cũng như cuộc sống của du học sinh Trung Quốc
Nhớ nhé! Hữu ích lắm đó các bạn!
3. Những đồ cần mang theo khi du học Trung Quốc
Kem dưỡng ẩm, son dưỡng ẩm: Nghe qua có vẻ kì cục nhưng mà đó là chia sẻ của 90% du học sinh tại Trung Quốc đó! Với thời tiết ở Trung Quốc thì đây là thứ không thể thiếu (kể cả đối với các bạn nam). Không ai yêu được đôi môi nứt nẻ hay làn da khô đâu, chính bạn cũng thấy khó chịu nữa là. Thế nhưng chỉ cần mang ít để sử dụng thời gian đầu thôi, vì sang bên này bạn hoàn toàn có thể mua được mỹ phẩm tốt của Trung Quốc hoặc hàng Thái Lan, Hàn Quốc từ các du học sinh nước khác.
Áo ấm: Kỳ nhập học ở Trung Quốc rơi vào tháng 9, tháng 10 sẽ bắt đầu vào mùa lạnh, vì vậy bạn nên chuẩn bị quần áo ấm. Mang ít thôi nhé, vì bên đó quần áo rẻ, đẹp và tốt, sau này quen thuộc rồi bạn tha hồ mua sắm (các bạn nữ nhớ kiềm chế nha).
Thuốc: Bạn nên mang theo 1 ít thuốc thông thường như cảm cúm, đau bụng,… để đề phòng.
Kem đánh răng: Không phải là Trung Quốc thiếu kem đánh răng đâu, nhưng nhiều người Việt Nam không quen với mùi kem đánh răng bên này và cảm thấy… thèm kem đánh răng Việt Nam ghê gớm!
Thức ăn: Thức ăn Trung Quốc ngon nổi tiếng khắp thế giới, nhưng nhìn chung là nhiều dầu mỡ. Nếu bạn không thích món nhiều dầu, sẽ cần 1 khoảng thời gian để làm quen.
Và trong khoảng thời gian đó thì ruốc, muối vừng, mì tôm,… đối với du học sinh mà nói có thể goi là “cứu tinh”. Bạn có thể nhớ hương vị của mắm vì ở Trung Quốc chỉ ăn xì dầu thôi. Nếu đến trường bằng đường bộ thì bạn có thể gói ghém thêm 1 chai mắm, nhưng đi máy bay thì thôi nhé! Hãy nhớ bọc kỹ thức ăn mang theo bằng giấy báo nhiều lớp nhé, phòng ngừa chó ở sân bay đánh hơi thấy là bạn sẽ mất toi những đồ ăn mà bạn cất công chuẩn bị.

Một ít bút, vở, bộ sách học tiếng Trung 6 quyển: Bút và vở bên Trung Quốc sẽ đắt hơn ở Việt Nam 1 chút xíu. Ban đầu mới sang bạn nên mang theo 1 ít để phục vụ việc học tập.
Bộ sách tiếng Trung 6 quyển là bộ sách không thể thiếu đối với ai mới sang và mới bắt đầu học tiếng Trung. Mặc dù bên trường có giáo trình riêng, nhưng bộ sách này giúp ích cho bạn rất nhiều.
Các du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đã học qua nhiều loại giáo trình nhưng vẫn liệt bộ sách này vào danh sách bộ sách dễ học, dễ hiểu nhất dành cho học sinh Việt Nam.
Bạn nhớ trang bị một chiếc vali kéo vỏ nhựa loại tốt, chắc chắn. Nếu không bạn có thể sẽ phải khóc khi trời mưa hoặc vali hỏng hóc giữa đường đấy! Mang đồ dùng gọn nhẹ, xếp gọn gàng vào một chiếc vali to thôi, đừng mang theo túi lớn, túi nhỏ sẽ rất bất tiện và dễ để quên trong quá trình di chuyển!
Đặc biệt quan trọng: bạn nên có 1 túi đeo chéo luôn mang bên mình để đựng tiền và hồ sơ (hộ chiếu, thư mời nhập học, giấy 202), không để trong vali tránh thất lạc. Đây là những thứ bạn tuyệt đối không được đánh mất nhé!
4. Lúc đầu mới sang nhập học nên mang theo bao nhiêu tiền?
Số tiền cần mang theo tất nhiên sẽ chẳng ai giống ai cả, vì điều kiện kinh tế mỗi người là khác nhau. Và các chương trình học bổng các bạn nhận cũng khác nhau, có bạn học bổng CSC, có bạn lại đi học tự túc. Ở đây mình chia sẻ đối với trường hợp các bạn các bạn được học bổng học phí và kí túc xá nhé.

Bạn cần chuẩn bị 1 khoản cho các chi phí nhập học ban đầu như khám sức khỏe, làm thẻ cư trú, bảo hiểm, sách giáo khoa, tùy từng trường mà khoản này khoảng hơn 1000 NDT (khoảng 4 triệu VND).
Ngoài ra, bạn chuẩn bị tiền chi phí ăn uống hàng tháng nữa thôi. Lần đầu sang nhập học bạn nên mang theo khoảng 3000 NDT cho chủ động. Chi phí sinh hoạt, đi lại bên Trung Quốc cũng hợp lý, nhiều thứ rẻ hơn ở Việt Nam nên các bạn yên tâm nhé.
5. Bố mẹ chuyển tiền sang Trung Quốc cho bạn như thế nào?
Bạn nên mở Tài khoản ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC, sau này người thân chỉ cần đến các ngân hàng Việt Nam chuyển tiền VND vào tài khoản đó là bạn có thể rút tiền NDT bên Trung Quốc được.

Gửi tiền thông qua ngân hàng ACB, Vietcombank, BIDV sẽ có chi phí rẻ nhất. Và lúc rút tiền, bạn cũng nên chú ý đến tỷ giá để có lợi cho mình nhé.
Nên mang theo 500.000 – 1.000.000 tiền Việt để có tiền đi lại tàu xe, ăn uống khi bạn đi từ Trung Quốc về Việt Nam (các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông). Qua cửa khẩu mà không có tiền Việt thì chỉ có khóc thét loay hoay đi đổi tiền rất mất thời gian và còn bị tỷ giá cao nữa.
6. Đi làm thêm – Vừa học hỏi kinh nghiệm vừa làm chủ tài chính
Với những bạn có vốn tiếng Trung khá, bạn có thể tự lên những trang web lớn của Trung Quốc để tự tìm việc làm thêm cho mình, ví dụ: www.zhaopin.com; www.58.com, www.51job.com ; www.ganji.com …, bạn có thể tìm những cửa hàng đồ ăn nhanh hoặc quán đồ tây (nếu bạn có chút tiếng Anh), hoặc phiên dịch khẩu ngữ cho các nơi (Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Chiết Giang…. khá dễ tìm việc đối vs ng VN)

Khoản thu từ việc làm thêm không những có thể giúp bố mẹ giảm bớt gánh nặng mà còn đem lại một khoản tiền đủ cho bạn đi du lịch quanh thành phố và các khu du lịch nổi tiếng mà khi đến Trung Quốc ta không thê bỏ qua như : Vạn lý trường thành, Cố cung, Di hòa viên, lăng mộ Tần thủy Hoàng… vào các kỳ nghỉ.
Trải nghiệm từ những công việc làm thêm và từ những chuyến du lịch là kiến thức thực tế vô giá mà bạn không thể có được nếu chỉ đọc trên sách vở hoặc qua những bài học thông thường. Đi làm thêm nhưng cũng đừng bỏ bê việc học nhé bạn!
Hy vọng những kinh nghiệm du học Trung Quốc mà Kokono chia sẻ có thể giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ nhập học sắp tới. Liên hệ với Kokono để được tư vấn du học Trung Quốc hoàn toàn miễn phí nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA