HOTLINE : 0989.212.668
Tiếng Việt

Cách học chữ Hán - Phương pháp chiết tự

Cập nhật: 04/12/2018

Cách học chữ Hán - Phương pháp chiết tự 


 Làm sao để nhớ lâu chữ Hán và học viết chữ Hán một cách nhanh chóng và dễ dàng? Câu trả lời chính là sử dụng phương pháp chiết tự. Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Sau đây KOKONO sẽ cùng các bạn tìm hiểu chiết tự chữ Hán nhé!
 
Chiết tự chữ Hán

Phương pháp chiết tự

 “Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”

 
Hẳn các bạn mới bắt đầu học tiếng Trung ai cũng được nghe câu thơ này được truyền lại từ những người đi học trước, đây là phương pháp chiết tự chữ Hán rất thú vị của người Việt mình.
 
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về tượng hình của chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.

Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa:

- Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ.

- Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết.

- Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.

Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ.

 

Chiết tự bằng thơ

“Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.”
- (Chữ an 安)
 
Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?
- Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.”

 
=> Thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình dáng). Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên.
 
Hai người đứng giữa cội cây,
Ta chẳng thấy nàng, nàng chẳng thấy ta.”

Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến.
 
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.”
 
Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là “tiếng động của nhiều xe cùng chạy”. (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
 
"Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
Đông môn vô thảo bất thành “lan”.

 
Câu trên có thể dịch là: “Nước phương Tây có người tên là Phật”. Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải…) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.

Câu dưới có nghĩa: “Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
 
Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai."

 
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始. Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
 
 
Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê.”
(Chữ hy 羲)
 
Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào”
-  (Chữ hiếu 孝)
 
Chiết tự chữ Hán

“ Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên.”
(Chữ tắc 則)
 
Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu.”
(Chữ tỉnh 井)
 
Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo” (Chữ tùy 隨)
 
Đêm tàn nguyệt xế về Tây,
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư.”
(Chữ nhiên 然)
 
Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.”
(Chữ mỹ 美)
 
Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu” 
(Chữ phu 夫)
 
Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm."
(Chữ dũng 勇)
 
Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.”
(Chữ hảo 好)
 
Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.”
(Chữ tư 思)
 
Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào.”
(Chữ giáo 教)
 
Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em.”
(Chữ uy 威)
 
" Đất sao khéo ở trong cung,
Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ.”
(Chữ cương 疆)
 
Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày.”
(Chữ tự 字)
 
Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê.” 
(Chữ pháp 法)
 
Thế gian cũng lắm sự hài
Dưới cây(木) đốt lửa(灬)người tài ló ra
(Chữ: 杰 – tài,  giỏi giang)
 
Tựa cây () mỏi mắt () chờ mong
Người nơi xa ấy trong lòng () có hay?”
(Chữ tưởng: 想)

 
Chiết tự chữ Hán

Nhớ Hán tự thông qua chiết tự

竞 - cạnh tranh, thi đua. Chữ phồn thể là: 競: Nếu viết người ta sẽ thể hiện 1 chữ cao, 1 chữ thấp ,2 người không ngừng cạnh tranh nhau (Vd: anh cao, tôi cao…)
 
泰 –thái bình, bình yên, thản nhiên: Trên là nửa chữ Xuân, phía dưới là bộ thủy: Nước mùa xuân thể hiện sự yên bình,tốt đẹp
 
爱 - Yêu:Khi chuyển sang giản thể đã làm mất đi nhiều ý nghĩa của tình yêu. Vốn dĩ chữ phồn còn có thêm bộ tâm 愛: bắt đầu bằng tình bạn rồi đến yêu thương, cùng nhau vượt qua gian khó(bộ trảo cào vào trái tim) vì tình yêu không thể thiếu cái gọi là đau khổ. Nếu để giản thể sẽ không còn thấy chữ tâm ở giữa, chỉ có chữ Hữu, là bạn, hai người bạn rủ nhau vào trong nhà, cào cấu lẫn nhau—> tình yêu.
 
闹- Nháo, náo nhiệt: Trước cửa nhà là cái chợ–> ồn ào

吉- Cát: Miệng kẻ sĩ khi đã nói là phải nói ra những điều hay lẽ đẹp

娱 – vui vẻ  :Đằng trước là bộ nữ, phía sau là chữ 吴 – rầm rĩ(无 – không có). Nơi nào không có phụ nữ là mất vui(娱乐)。

奸 – gian dối:Những gì mà phụ nữ làm đều không đáng tin.

伪 – giả: gồm bộ nhân đứng và bộ ngụy : Những gì con người làm ra (Không thuộc về tự nhiên) đều kém chất lượng.(伪劣)

奉 – Dâng, hiến, vâng lệnh: Ba  người  cưỡi một con trâu không sừng

如 - bằng, giống, như : Thân em là gái nửa chừng, không răng có miệng xin đừng đắn đo

否 [ pǐ ]= Bĩ nghĩa là bế tắc, vận xấu, hỏng, chê bai. Gồm có chữ bất 不 ở trên, chữ Khẩu 口 ở dưới, là ám chỉ con người không có miệng hay nói khác đi dầu cho có miệng cũng không nói được thành lời, dẫu có nói đi nữa là phải nói theo sự đặt để của người khác.
 
Chữ Mang (“忙”) có nghĩa là vội, vội vàng, bận rộn. Nó được ghép bởi chữ Tâm (tâm, tim, lòng:  “心”) và chữ Vong (quên, mất: “亡”). Ngụ ý nói rằng, con người một khi mà vội vã, bận rộn thì sẽ đánh mất tâm, người vội, bận rộn thì thường thường sẽ vô tâm.
開 [ Kāi ] là  khai = mở, nở hoa, mới, là hình ảnh hai tay đẩy hai cánh cửa (môn là cửa) 門 ra ngoài. Giản thể 开
 
Chính 正  [zhēng] nghĩa là ngay thẳng, không thiên lệch. “Bất thiên tả, bất thiên hữu, bất bạo động”. Phân tích chữ chánh 正 thấy có hai chữ Thượng 上 và Hạ 下 hiệp lại, tức là người có tâm chánh thì không xu nịnh người trên, không hiếp đáp người dưới mà đời cho rằng “Thượng đội Hạ đạp”.
 
CHỦ 主 [zhǔ] Tất cả các yếu-lý để làm một con người toàn thiện là phải đủ 4 đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí (tượng chữ vương 王 4 nét). Chữ Chủ 主 sẽ thấy trước tiên là ba vạch liền ☰  tượng trưng cho Tam tài, trên trời, dưới đất, giữa là người. Thêm một nét sổ thẳng qua thành ra chữ Vương 王 . Đặt phía trên một nét chủ.
 
 Gia 家 tại sao chữ thỉ (con heo) lại đặt dưới bộ miên là mái nhà? Bởi người xưa thấy trong gia đình có bàn tay người nữ phái là cần kiệm, chu đáo, lo lắng dành dụm, nuôi vài con heo, xem như bỏ ống để khi chi dụng bán ra có thêm tiền. có câu: Đàn bà thì phải nuôi heo, Thời vận còn nghèo nuôi chửa được trâu.

 
Chiết tự chữ Hán
 
Đạo 道 [dào] bắt đầu chấm hai chấm là Âm Dương nhị khí, kế dưới một nét ngang tức là Âm Dương hợp lại, dưới chữ tự 自 (6 nét) nghĩa là tự nhiên mà có, con người cần phải tự lập, tự tri, tự giác. Trên dưới ráp lại thành chữ thủ 首 (9 nét). Chữ thủ nghĩa là ban sơ, lúc ban đầu, khởi thuỷ. Kế là bộ Sước 辶(3 nét) nghĩa là chạy, “pháp luân thường chuyển”. Nghĩa: nói, con đường, nghề, tôn giáo
 
Đông 東 [dōng] có hai phần: chữ nhật 日 ở giữa, bộ mộc 木 xuyên qua chữ nhật, có nghĩa là mặt trời khi vừa nhô lên khỏi ngọn cây. Giản thể 东
 
Như vậy, chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán. Chúc các bạn học tiếng Trung vui và hiệu quả.

Xem thêm:

>>> Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

>>> Phát âm tiếng Trung cực chuẩn với phiên âm Pinyin

>>> 214 bộ thủ chữ Hán và ý nghĩa

 
tiếng Trung Thanh Xuân HNTRẢI NGHIỆM HỌC TIẾNG TRUNG CỰC CHẤTtiếng Trung Thanh Xuân HN

 
Từ vựng tiếng Trung chủ đề gia đình
Các tin tức khác:
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 21
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 21 là bài học về cách nói chu...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 20
Giao tiếp tại cửa hàng sách báo, văn phòng phẩm bằng tiếng Trung như thế nà...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 18
Các câu chúc tiếng Trung cơ bản là bài tự Học Tiếng Trung hàng ngày chủ đề ...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 15
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 15 hôm nay bài học về Đặt vé ...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đê 16
Làm thủ tục du lịch có là đa phần chúng ta đều đã từng hoặc sẽ trải qua. Nế...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 19
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 19 sẽ hướng dẫn các em giới t...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 17
Trong bài học hôm nay, Kokono sẽ giới thiệu đến các em các nói tiếng Trung ...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 14
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta dễ bất cẩn bỏ quên đồ đạc để chúng thất lạ...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 3 - Thời gian
Thời gian là chuyên mục Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 3 mà ...
Tự Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày chủ đề 2 - Hỏi tên tuổi
Hỏi thăm tên tuổi luôn là lời mở đầu cho câu chuyện làm quen chào hỏi. Khi ...
Hotline hỗ trợ khách hàng 0989.212.668
Đăng ký nhận bản tin khuyến mại
CÔNG TY CP TƯ VẤN DU HỌC KOKONO
Trụ sở chính: Số 04 ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Trụ sở Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline Du Học: 0989.212.668
Hotline Học Tiếng: 0989.129.886 - 0913.828.222

Email: duhockokono@gmail.com
0989.212.668